Marketing Models – Mentee Võ Thị Khánh Linh – UEH Mentoring

#31191027069
[RECAP BUỔI 2 – 24/11/2021]
Mentor: Chị Lê Thị Thúy
Mentee: Võ Thị Khánh Linh.
——————————————————————
👋Xin chào mọi người, lại là mình đây, mình tên là Khánh Linh, hiện đang là sinh viên năm 3, chuyên ngành Tài chính. 😁
Sau một tháng mentoring, mình và chị Thúy đã có buổi mentoring thứ 2 vào tối ngày 24/11 vừa qua. Sau đây mình xin chia sẻ một số vấn đề về Marketing trong buổi mentoring của mình nè. (Bật mí xí, bạn nào có nguyện vọng học lên thạc sỹ cũng có thể tham khảo nhak) 😆

A. 2 loại Mô hình trong Marketing. 🤔

  • Mô hình 4P 🤓
Mô hình 4P trong marketing là mô hình marketing bao gồm 4 yếu tố cơ bản: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá). 4 yếu tố này còn được gọi là marketing hỗn hợp hoặc Marketing Mix. Mức độ thành công ở việc áp dụng 4P trong marketing sẽ ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh thu.
Sản phẩm (Product)
Sản phẩm là trung tâm chiến lược của mô hình 4P trong Marketing. Tất cả các hoạt động tiếp thị đều bắt đầu với sản phẩm. Sản phẩm không phải là một thực thể vật chất đơn thuần; nó nắm bắt toàn bộ các khía cạnh hữu hình và vô hình như: dịch vụ, tính cách, tổ chức và ý tưởng.
Ở đây, điều cần thiết là phải hiểu thuật ngữ kết hợp sản phẩm liên quan đến tiếp thị là: Hỗn hợp sản phẩm là toàn bộ phạm vi sản phẩm mà một công ty cung cấp cho khách hàng của mình.
Các quyết định liên quan đến sản phẩm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
  1. Thiết kế.
  2. Đặc trưng.
  3. Tên thương hiệu.
  4. Sản phẩm đa dạng.
  5. Chất lượng.
  6. Dịch vụ.
  7. Đóng gói, trả hàng, v.v.
Giá cả (Price)
Giá cả là giá trị tiền tệ mà khách hàng phải trả để có được hoặc sở hữu sản phẩm của một công ty. Đây là yếu tố tạo ra doanh thu quan trọng của công ty mà mô hình 4P trong Marketing hướng đến.
Các quyết định về giá cả cần được hết sức cẩn trọng, vì nó là con dao hai lưỡi khi thực hiện mô hình 4P trong Marketing. Nếu sản phẩm của bạn có giá quá cao, nó có thể mang lại cảm giác chất lượng cao nhưng đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ có những đặc điểm riêng.
Đồng thời, nó sẽ làm cho việc đặt sản phẩm của bạn vào các cửa hàng tiêu chuẩn và hạn chế.
Các quyết định giá cả cần phải xem xét các biến số tiếp thị dưới đây:
  1. Phương pháp định giá; các chính sách; chiến lược
  2. Phụ cấp
  3. Giảm giá, giảm giá
  4. Kỳ thanh toán
  5. Chính sách tín dụng
Khuyến mại (Promotion)
Mô hình 4P trong Marketing có khuyến mãi vì nó nhằm phục vụ hai mục tiêu:
+ Thứ nhất, nó thông báo cho khách hàng tiềm năng về sản phẩm của bạn về sản phẩm mà bạn hướng đến.
+ Thứ hai, nó thuyết phục họ mua sản phẩm của bạn.
Các yếu tố chính là:
  1. Quảng cáo.
  2. Bán hàng cá nhân.
  3. Quan hệ công chúng.
  4. Marketing trực tiếp.
  5. Công khai – phương tiện truyền thông xã hội, báo in, v.v.
  6. Khuyến mại.
  7. Cách thức truyền tải thông điệp.
Địa điểm hoặc Phân phối (Place)
Chiến lược thứ tư của mô hình 4P trong Marketing là địa điểm hoặc phân phối thực tế giải quyết việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm từ nhà sản xuất cho khách hàng.
Tỷ số lợi nhuận phụ thuộc vào việc có thể chuyển hàng nhanh như thế nào. Sản phẩm đến điểm bán càng nhanh thì càng có nhiều khả năng làm hài lòng khách hàng và tăng lòng trung thành với thương hiệu. Do đó, yếu tố Place đóng vai trò quan trọng không kém trong việc đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Sau đây là các yếu tố của hỗn hợp phân phối:
  1. Kênh phân phối
  2. Quyết định xuất kho
  3. Xử lý bảo quản sản phẩm
  4. Vận chuyển
  5. Kiểm soát hàng tồn kho
  6. Xử lý đơn hàng
  7. Độ phủ sóng, thị phần hiện tại
=> VẬY: MÔ HÌNH 4P TRONG MARKETING CHỮ NÀO TRONG 4 CHỮ P LÀ QUAN TRỌNG NHẤT?
And, the answer is: PRODUCT !!!
Sản phẩm là quan trọng nhất trong mô hình 4P của Marketing mix vì sự lựa chọn sản phẩm sẽ là nền tảng để phát triển ba yếu tố còn lại là giá, khuyến mại và địa điểm. Do đó, trong khi lựa chọn sản phẩm, cần nghiên cứu kỹ lưỡng về một số khía cạnh cần thiết như: sản phẩm có nhu cầu trên thị trường không, chất lượng như thế nào, mẫu mã, thiết kế sản phẩm có điểm nào khác biệt, thu hút, điểm nổi bật là gì,…
  • Mô hình 7P 🤔
7P là mô hình marketing mix gồm 7 yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá), People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing).
Khác với mô hình 4P, ngoài 4 yếu tố đó, mô hình 7P còn có thêm 3 yếu tố:
People (Con người)
Con người – People bao gồm cả thị trường mục tiêu và những người liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp.
Yếu tố con người là vô cùng cần thiết và quan trọng, bởi khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ thông qua con người. Nếu con người làm tốt vai trò cung cấp dịch vụ sẽ nâng cao được trải nghiệm người dùng, từ đó chất lượng dịch vụ sẽ trở nên tốt hơn trong mắt khách hàng. Ngược lại, dịch vụ sẽ bị đánh giá tệ khi con người làm không tốt.
Process (Quy trình)
Process – Quy trình trong marketing 7P là một trong những yếu tố quan trọng của marketing. Hệ thống và quy trình tổ chức ảnh hưởng đến việc triển khai dịch vụ.
Vì quy trình gắn liền với hoạt động cung cấp dịch vụ, nên doanh nghiệp cần thiết kế một quy trình hoạt động chặt chẽ, bài bản nhưng vẫn hợp lý và thuận tiện nhất cho khách hàng. Những thủ tục rườm rà, không đáng có nên loại bỏ để tối ưu hóa quy trình hoạt động, nhằm giúp khách hàng có trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ.
Xây dựng một quy trình hoạt động chuyên nghiệp còn giúp tiết kiệm được các chi phí quản lý, nâng cao giá trị thương hiệu, tạo dựng niềm tin trong mắt khách hàng. Thậm chí, khách hàng sẽ giới thiệu dịch vụ của bạn với nhiều người hơn.
Physical Evidence
Trên thực tế, mặc dù sản phẩm trong dịch vụ là vô hình, nhưng nó cần được kết hợp với các yếu tố hữu hình để tạo nên chất lượng, thương hiệu và trải nghiệm người dùng tốt.
Yếu tố cơ sở vật chất trong dịch vụ marketing là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến uy tín và cách đánh giá về chất lượng dịch vụ có tốt hay không. Cơ sở vật chất ở đây có thể là không gian đón tiếp khách hàng, các trang thiết bị phục vụ, giấy tờ, chứng nhận liên quan… Nó không những giúp khách hàng an tâm và tin tưởng hơn mà còn là bộ mặt để đánh giá về doanh nghiệp.

B. Thị trường b2b & b2c trong Marketing. 😇

B2B 🧐
B2B là từ viết tắt của thuật ngữ Business – To – Business: Mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau. Giao dịch của các công ty với nhau thường được bắt đầu từ các giao tiếp điện tử, trong đó có giao tiếp qua các sàn giao dịch điện tử. Ví dụ như: các công ty cung cấp các thiết bị văn phòng phẩm, nhà sản xuất phụ tùng ô tô, công ty cung cấp giải pháp về các phần mềm,…
B2C 🤓
B2C, viết tắt của từ Business – To – Customer: Bao gồm các giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua hàng. Loại hình này áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng qua Internet, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của cá nhân. Ví dụ như: siêu thị, cửa hàng quần áo, nhà bán lẻ thiết bị gia đình, điện tử,…
VẬY, ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B VÀ B2C LÀ GÌ?
Mình xin được đính kèm link tại đây cho các bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về 2 thị trường này nhé! (Do sợ bài dài quá nè 😭)
——————————————————————
Cuối cùng, mình xin cảm ơn chị Thúy rất nhiều vì đã dành thời gian quý giá để lắng nghe, giải đáp thắc mắc và cho mình những lời khuyên để bản thân có thể phát triển bản thân tốt hơn. 😍
Chúc mọi người Black Friday săn được nhiều sale, mua được nhiều món quà mình thích và refresh được giỏ hàng của mình nhé! 😁

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *