UEH MENTORING HANDBOOK

“Khi bạn “gõ cửa”, cửa sẽ mở” – UEH Mentoring

Chương trình tạo ra một môi trường tích cực gồm các Mentors – Nhà cố vấn và các Mentees – Người được cố vấn với các hoạt động góp phần giúp cung cấp kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm cần thiết đến các bạn sinh viên. Đồng thời, tạo cơ hội giúp các anh chị cựu sinh viên thực hiện được ý nguyện kết nối, giúp đỡ sinh viên. Chỉ cần bạn có ước mơ, có đam mê đủ lớn thì Mentor sẽ giúp bạn đạt được nó.

LỜI MỞ ĐẦU

  • Giới trẻ (sinh viên/mentee) ngày nay sẽ phải đối mặt với một tương lai rất khác so với những gì mà cha mẹ và thầy cô và mentor của các bạn đã trải qua.
  • Với sự phát triển của công nghệ, những cơ hội việc làm MỚI được tạo ra nhanh chóng. Rất nhiều công việc hiện tại không tồn tại vào 10 năm trước và các bạn sinh viên/mentee cần phải được trang bị để quản lý được sự thay đổi như vậy hoặc thậm chí là phức tạp hơn trong tương lai. Trung bình một sinh viên có thể dự đoán thay đổi công việc một vài lần, và thông thường trong một lĩnh vực HOÀN TOÀN KHÁC. Các bạn trẻ nên trông đợi về việc trải nghiệm học tập và cập nhật các kỹ năng kiến thức liên tục trong cuộc sống lâu dài của mình.
  • Thay vì chuẩn bị cho một “Công Việc Suốt Đời/Career for life”, chúng ta cần chuẩn bị cho các bạn trẻ “Một Cuộc Đời Nhiều Nghề Nghiệp/ A Lifetime of Career”. Câu ngạn ngữ một nghề cho chín còn hơn 9 nghề có vẻ sẽ không còn phù hợp nữa. Các bạn trẻ cần phải quyết định các lựa chọn của mình dựa trên mong muốn và thế mạnh bản thân, trong khi đó, cũng phải đảm bảo rằng các bạn không ĐÓNG bất cứ cánh cửa nào quá sớm cho những khả năng nghề nghiệp KHÁC trong tương lai.

VAI TRÒ CỦA CỰU SINH VIÊN

Khi cựu sinh viên với vai trò là Mentor thì đồng nghĩa anh/chị sẽ trở thành người hướng dẫn, người chia sẻ những trải nghiệm thực tế của bản thân và là người bạn đồng hành cùng sinh viên trong suốt quá trình mentoring. Thông qua quá trình giúp đỡ và hỗ trợ này, các bạn sinh viên có cơ hội hoàn thiện, phát triển bản thân và vương xa hơn nữa trong tương lai. Đó là thành công của các Mentors.

Một quá trình mentoring thành công

Quá trình hướng dẫn (Mentoring) được xem là thành công nếu Mentee và Mentor tích cực tương tác, trao đổi cởi mở, thẳng thắn và tôn trọng nhau, bám sát những kỳ vọng đã đặt ra ngay từ đầu. Lý Tưởng hơn nữa, cả Mentee và Mentor cùng phát triển mối quan hệ này thành mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Các bạn sinh viên sẽ học hỏi, đúc kết được nhiều kiến thức, kỹ năng từ Mentor của mình và đồng thời Mentor cũng có cơ hội nhìn lại những kiến thức kỹ năng và cống hiến của mình.

Giá trị nhận được khi trở thành người hướng dẫn (Mentor)?

Chúng tôi tin rằng việc trở thành người hướng dẫn (Mentor) sẽ là một trải nghiệm tích cực và làm phong phú thêm kinh nghiệm của anh/chị. Đặc biệt chúng tôi hy vọng anh/chị sẽ:

Những yêu cầu khi trở thành người hướng dẫn (Mentor)

  • Dành ít nhất 1-2 tiếng/tuần cho hướng dẫn online và 1-2 tiếng/tháng gặp mặt trực tiếp một lần để hướng dẫn offline
  • Thống nhất với sinh viên về cách thức và tần suất gặp mặt hay liên lạc với nhau
  • Giúp đỡ sinh viên nhận dạng và thiết lập các mục tiêu, theo dõi tiến trình thực hiện và tạo nên sự thay đổi
  • Xây dựng mối quan hệ mentoring với sự cởi mở, chuyên nghiệp và tôn trọng
  • Liên hệ với ban quản trị của chương trình Mentoring để giải đáp các thắc mắc trong mối quan hệ mentoring (nếu có).
  • Phản hồi những vướng mắc kịp thời và tạo các buổi nói chuyện chuyên nghiệp
  • Duy trì và rèn luyện tác phong chuyên nghiệp và trau dồi thêm nếu cần
  • Hỗ trợ sinh viên phát triển cá nhân và phát triển chuyên môn.

PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH MENTORING

HÀNH TRÌNH MENTORING

Mỗi kỳ hướng dẫn (mentoring) sẽ kéo dài một năm học (bắt đầu từ tháng 10 hằng năm và kết thúc vào tháng 6 năm sau). 

Anh/chị Mentor sẽ được chủ động lựa chọn sinh viên:

Buổi tiếp xúc đầu tiên với Mentee

Sinh viên rất mong chờ buổi tiếp xúc đầu tiên mối quan hệ Mentoring được thiết lập, mối quan hệ mentoring được thiết lập bằng email thông báo của BQT đến cả mentor lẫn mentee.Chúng tôi khuyến khích các sinh viên gửi một email tự giới thiệu bản thân đến mentor.Tuy nhiên trong một trường hợp, sinh viên ngại liên lạc trước với mentor, vì vậy mentor trong trường hợp này chủ động liên lạc với mentee. Nếu sinh viên không có bất kỳ hồi đáp nào hoặc bạn có các vấn đề thắc mắc khác, xin vui lòng liên hệ với quản trị của Chương trình Mentoring.

My coaching story

Mentor nên mong chờ điều gì trong buổi tiếp xúc đầu tiên?

KĨ NĂNG MENTORING

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH HƯỚNG DẪN

Dưới đây là một số ý tưởng về những hoạt động giữa Mentor và Mentee trong suốt thời gian hướng dẫn, các Mentor vẫn có thể mở rộng thêm các hoạt động khác cần thiết tùy thuộc theo từng trường hợp cụ thể của từng mentee và kết quả mong muốn đạt được:

Thảo luận về nghề nghiệp

  • Thảo luận về nền tảng kiến thức của anh/chị Mentor và nền tảng đó giúp ích như thế nào trong sự nghiệp của anh/chị đó – một dạng chia sẻ kinh nghiệm cũng như những bài học bản thân
  • Nói về những đặc điểm cần lưu ý, xu thế phát triển của ngành, những thuận lợi, khó khăn của ngành anh/chị Mentor đang làm việc (trùng với ngành mentee đang theo học)
  • Nếu có thể, hãy sắp xếp tới thăm nơi anh/chị Mentor đang làm, và anh/chị Mentor có thể giới thiệu qua về nơi làm việc

Quá trình tìm kiếm công việc

  • Xem lại CV và cover letter của mentee, tư vấn phương án tốt nhất
  • Có thể thực hiện buổi phỏng vấn thử nghiệm với Mentee nhằm giúp Mentee trải nghiệm qua một cuộc phỏng vấn thực tế như thế nào, cách chuẩn bị và trả lời câu hỏi, cũng như hướng dẫn về thái độ trong quá trình phỏng vấn
  • Thảo luận cách để trở thành người gây ấn tượng nhất khi đi thực tập hoặc đi làm trong lĩnh vực ngành nghề của anh/chị Mentor

Những tư vấn cho các bạn Mentee muốn theo bằng cấp sau đại học:

  • Chia sẻ những gì Mentor học được khi tham gia một lớp học sau đại học
  • Chia sẻ cách anh/chị Mentor chuẩn bị cho giai đoạn chuyển tiếp từ trường đại học vào môi trường làm việc chuyên nghiệp

Câu chuyện của anh/chị Mentor:

  • Chia sẻ cách mà anh/chị Mentor cân bằng công việc và cuộc sống cũng như những thứ nên kì vọng
  • Thảo luận về những việc mà Mentor sẽ làm khác đi khi còn đi học nếu họ được cho cơ hội làm lại lần nữa
  • Chia sẻ cách Mentor giải quyết những thử thách mà họ gặp phải trong công việc và cuộc sống

Mở rộng quan hệ (nếu được):

  • Giới thiệu Mentee tới đồng nghiệp và những người khác trong các mối quan hệ của anh/chị Mentor
  • Cùng nhau tham dự các cuộc hội thảo, thảo luận chuyên đề về nghề nghiệp
  • Hướng dẫn Mentee cách thức để hỏi thông tin, hoặc tra cứu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
Contact

Any questions? Give me a call

 📧 uehmentoring@gmail.com