Logistics và Quản lí chuỗi cung ứng – Mentee Lê Khánh Đoan – UEH Mentoring

people discussion, meeting, discussion-5069845.jpg

#31191023209

#mentoring

[RECAP BUỔI 6 – 26/02/2022]

Mentor: anh Đào Hoàng Hải

Mentee: Lê Khánh Đoan

——————————————————————-

Xin chào mọi người,
Vào ngày 26/11 vừa qua, team mình và mentor là anh Hải đã có buổi trò chuyện cùng nhau về chủ đề Logistics. Mình xin tóm tắt lại một số kiến thức chuyên ngành mà mình nhận được trong buổi chia sẻ như sau:
Logistics nói chung sẽ bao gồm 5 thành phần : Quản lý Chuỗi cung ứng trong sản xuất, Quản lý Thu mua, Quản lý Vận tải, Quản lý Tồn kho, Quản lý dịch vụ KH
Những mảng nhỏ này sẽ nhiệm vụ và chức năng khác nhau, nhưng dưới góc nhìn tổng thể, thì các mảng này đều hướng đến một mục tiêu chung nhất đó chính là tính hiệu quả cho cả chuỗi hoạt động.
Vai trò: 5 đúng: thời gian, địa điểm, sản phẩm, điều kiện, chi phí
1. Quản lý chuỗi cung ứng trong sản xuất
* Mô hình quản trị chuỗi cung ứng đơn giản
Đối với mô hình này, doanh nghiệp sẽ mua các nguyên liệu đầu vào chỉ từ một đơn vị cung cấp, sau đó, tự mình thực hiện các công tác sản xuất và đưa hàng hóa trực tiếp đến tay khách hàng.
* Mô hình quản trị chuỗi cung ứng phức tạp
Đối với mô hình quản trị này, hệ thống chuỗi cung ứng sẽ cần xử lý rất nhiều các nguyên liệu trực tiếp/ trung gian tạo ra các sản phẩm/ dịch vụ hoàn thiện đưa đến khách hàng.
2. Quản lý thu mua
* Nguyên tắc thu mua: Hàng hóa phải được mua tại mức giá tốt nhất với chất lượng tốt nhất để tạo ra lợi nhuận tốt nhất cho công ty. Thu mua với số lượng bao nhiêu là hợp lý, việc tính toán thời gian giao hàng phải được đề cập tới.
* Tiêu chí đo lường năng lực: Giá cả, Chi phí, Khối lượng công việc, Quản lý hành chính
* Tiêu chí đánh giá hiệu quả: Chất lượng dịch vụ và thời gian giao hàng, Quản lý luồng vật tư, Các vấn đề liên quan đến môi trường, Hàng tồn kho, Vận tải và chi phí, Kế hoạch thu mua và tìm kiếm, Sự cạnh tranh phát triển, nguồn thay thế: giá, điều khoản thanh toán.
* Sở hữu chéo: công ty mình sẽ sở hữu một số cổ phần trong công ty cung cấp nguyên vật liệu để nhận lại một số những đặc quyền như sự ưu tiên về thời gian giao hàng (công ty cần sẽ có ngay ), ưu tiên về số lượng, công ty cung cấp sẽ ưu tiên sản xuất cho mình trước,… Đây là cách công ty ổn định nguồn cung ứng đầu vào, và công ty cung cấp cũng được hưởng lợi là đảm bảo được đầu ra.
* Trong các công ty lớn, việc quản lý thu mua thông qua hệ thống máy tính mang đến nhiều thuận lợi giúp giảm thiểu tối đa hệ thống làm việc bằng giấy tờ, tiết kiệm thời gian gópphần thu nhỏ chu kỳ đặt hàng.
3. Quản lý vận tải
* Xu hướng thuê ngoài do: CP rẻ, không phải đầu tư và quản lý, không tốn CP vô hình, tính chất hàng hóa “nóng”, hàng hóa không liên tục
* Mạng lưới cung ứng kỹ thuật số:
Nếu chuỗi cung ứng truyền thống khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin chi tiết về nhu cầu từ thị trường thì mạng cung ứng kỹ thuật số hoàn toàn khắc phục được độ trễ của thông tin.
Mạng cung ứng kỹ thuật số nắm giữ mạng thông tin tại tất cả các khâu trong luồng di chuyển của hàng hoá nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tại mọi thời điểm.
=> Thông tin chuẩn xác và quyết định tự động của hệ thống sẽ giúp cho sự luân chuyển hàng hoá trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn thay vì được lưu giữ trong kho.
=> Tránh hiệu ứng Bullwhip: hiệu ứng phản ánh hiện tượng sai lệch số lượng sản phẩm sản xuất ra so với nhu cầu thực tế.
4. Quản lý HTK
*Phương pháp ngăn HTK không mong muốn:
– Dropshipping: các thương nhân bán hàng không cần kho hàng hoặc không có hàng lưu kho. Thay vào đó, các thương nhân này mua hàng tồn kho khi cần thiết của một bên thứ 3, thường là những người bán buôn hoặc nhà sản xuất để hoàn thành đơn hàng của họ.
– Ký gửi: một thỏa thuận kinh doanh khi người ký gửi (nhà cung cấp hoặc người bán buôn) đồng ý cung cấp cho người nhận hàng của họ mà người nhận hàng không phải trả trước
– Sắp xếp chéo: Một xe tải sẽ dỡ vật liệu trực tiếp lên xe tải đi để tạo ra một quy trình vận chuyển JIT (kiểm kê đúng lúc)
– 3 PL: logistics bên thứ 3, thực hiện các khâu của quá trình phân phối hàng hóa từ người mua hàng đến nhà cung cấp như lưu kho HH, đóng gói, dịch vụ vận chuyển, …
5. Quản lý dịch vụ khách hàng
* Các tiêu chí đo lường: thời gian (quan trọng vì khách hàng muốn nhận hàng các nhanh càng tốt), sự linh hoạt (dịch vụ có được cung ứng nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu KH), độ tin cậy (dịch vụ cung ứng cho KH có đúng như công bố), giá tiền
* 3 giai đoạn cần lưu ý: trước bán hàng, trong bán hàng, sau bán hàng.
Cuối cùng em cảm ơn anh Hải và anh Quang về những kiến thức bổ ích và mới mẻ được chia sẻ ngày hôm qua. Nhờ đó mà em có được bức tranh chung tổng quan về Logistics. Cám ơn mọi người đã đọc hết bài recap của mình. Hy vọng sau khi đọc, các bạn cũng sẽ được giải đáp một phần nào những thắc mắc.🥰

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *